Giá vốn bán hàng là gì? Công thức tính giá vốn bán hàng

Giá vốn bán hàng

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, giá vốn hàng bán là một chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị. Cách tính giá vốn bán hàng thế nào là đúng? Cùng xCyber tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giá vốn bán hàng là gì?

Giá vốn hàng bán (Tiếng anh là Cost of Goods Sold), là tổng số tiền mà công ty phải trả cho các chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán sản phẩm của mình. Giá vốn hàng bán được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp trừ doanh thu bán hàng.

Vậy giá vốn hàng bán gồm những gì? Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí để tạo ra một sản phẩm như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển,… Đối với từng loại hình công ty khác nhau thì sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn khác nhau:

Với các công ty thương mại (nghĩa là nhập sản phẩm sẵn có về bán), thì giá vốn được hiểu là tổng tất cả các chi phí từ lúc mua hàng đến lúc hàng hóa có mặt tại kho của công ty, bao gồm: giá nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho, thuế, bảo hiểm hàng hóa,…

Với các công ty sản xuất (các công ty trực tiếp sản xuất ra sản phẩm), thì các chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ nhiều hơn các công ty thương mại do có thêm chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm.

Ngoài ra, giá vốn của mỗi công ty khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định khác nhau theo hợp đồng với nhà cung cấp.

giá vốn bán hàng là gì?
Tùy vào ngành hàng kinh doanh mà bạn sẽ lựa chọn cách tính giá vốn hàng bán phù hợp.

Vai trò của giá vốn

Giá vốn hàng bán phản ánh chi phí phát sinh trực tiếp khi sản xuất hàng hóa. Đây là cơ sở để tính tổng chi phí và tính ra các khoản lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp của doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, là cơ sở để tính lợi nhuận gộp – chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường kinh doanh với những biến động không ngừng, giá cả hàng hóa cũng liên tục thay đổi. Do đó các doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận nhập nguồn hàng với một mức giá không ổn định.

Doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thương mại luôn sở hữu nhiều mặt hàng khác nhau. Việc hạch toán giá vốn hợp lý giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu được chi phí một cách chi tiết và chính xác.

Công thức tính giá vốn hàng bán được áp dụng phổ biến

Hiện nay, có 3 công thức mà các doanh nghiệp sử dụng để tính giá vốn hàng bán.

Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)

Cách tính này ý là nhập trước thì xuất trước. Công thức tính giá vốn FIFO chỉ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các cửa hàng điện máy, máy tính, điện thoại hay sử dụng. Trong mô hình bán lẻ tạp hóa rất hiếm dùng, vì việc tính toán dữ liệu rắc rối và phức tạp.

Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn.

Ví dụ: Ngày 1/9/2023, kho hàng của công ty A đang tồn 150 sản phẩm X với giá nhập là 50.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 3/9, công ty nhập thêm 50 sản phẩm X với đơn giá 60.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 5/9, công ty xuất bán 180 sản phẩm X.

Ngày 7/9, công ty nhập 100 sản phẩm X với đơn giá 55.000 đồng/sản phẩm.

Nếu tính theo công thức FIFO, giá vốn bán hàng của 180 sản phẩm X xuất kho ngày 5/9 được tính như sau: 150 x 50.000 + 30 x 60.000 = 9.300.000 đồng.

Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)

LIFO (Last in First out) là công thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập sau xuất trước. Như vậy, giá vốn sẽ được tính dựa vào lô hàng nhập vào gần đây nhất, nếu thiếu sẽ lấy giá của lô trước đó.

Với phương pháp này, bạn nên áp dụng với các mặt hàng thay đổi mẫu mã thường xuyên như quần áo, giày dép,… Khi các mặt hàng lỗi thời, hàng hóa tồn kho quá nhiều sẽ phải ưu tiên xuất đi trước.

Ví dụ:

Ngày 3/9, công ty A nhập 20 sản phẩm X với đơn giá 100.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 5/9, công ty A nhập thêm 25 sản phẩm X với đơn giá 110.000 đồng/sản phẩm.

Ngày 7/9, công ty A xuất bán 30 sản phẩm X.

Lúc này, nếu theo phương pháp LIFO, giá vốn bán hàng của 30 sản phẩm xuất kho ngày 7/9 được tính như sau: 20 x 100.000 + 10 x 110.000 = 3.100.000 đồng.

Công thức Bình quân gia quyền

Công thức bình quân gia quyền là công thức không thể không nhắc đến khi tính giá vốn hàng bán. Tính tới thời điểm này, đây là công thức được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng.

Công thức tính: MAC = (A+B) / C

Trong đó:

MAC: giá vốn hàng hóa theo bình quân

A: tổng giá trị kho trước nhập = số lượng hàng tồn kho trước nhập * giá trị MAC trước nhập

B: tổng giá trị kho nhập mới = số lượng hàng tồn kho mới * giá nhập kho khi đã phân bổ chi phí

C: Tổng tồn = số lượng hàng kho trước nhập + số lượng hàng kho sau nhập

Với công thức này, bạn nên đảm bảo rằng các số liệu của hàng tồn kho sẽ chính xác. Bởi vì khi sai số lượng hàng tồn sẽ kéo theo sai cả tử số và mẫu số.

Lợi ích của tính giá vốn bán hàng trong kinh doanh

Giá vốn hàng bán là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong một bảng báo cáo thu nhập trong kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là cơ sở để doanh nghiệp có thể tính lợi nhuận gộp và biết được hiệu quả sử dụng dòng tiền, quản lý sản xuất, lao động và kinh doanh.

Giá vốn hàng bán giúp ta:

  • Hiểu rõ giá trị của hàng hóa khi nhập hàng vào kho và định giá sản phẩm
  • Quản lý chính xác chi phí của các cửa hàng
  • Ước tính được lợi nhuận của doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về khái niệm giá vốn hàng bán là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trên con đường kinh doanh của mình. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến nhiều người nhé!

Trả lời