Quản lý nhân sự là một trong những kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo giỏi. Vậy làm thế nào doanh nghiệp có thể quản lý nhân sự hiệu quả? Cùng tham khảo 7 bí kíp trong bài viết dưới đây.
1. Quản lý nhân sự là gì?
1.1 Khái niệm quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự (tiếng Anh là Human Resource Management – HRM) là nhiệm vụ tổ chức, quản lý người lao động trong doanh nghiệp, công ty, các tổ chức và đảm bảo các chỉ số cả về số lượng và chất lượng con người.
Trong từng giai đoạn, doanh nghiệp sẽ cần những kế hoạch hoạt động phù hợp đối với nguồn nhân lực của mình như tuyển dụng, quản lý giám sát hoặc các chương trình đào tạo nhân sự khác nhau.
1.2 Tại sao cần biết quản lý nhân sự?
Khi nắm rõ những bí quyết, nghệ thuật trong quản lý nhân sự, doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích lâu dài
Tạo dựng môi trường làm việc lý tưởng: Quản lý nhân sự tốt giúp hình thành môi trường làm việc tích cực, lý tưởng mà mọi nhân sự đều cảm thấy hài lòng, cảm thấy được tôn trọng và động viên. Bất kỳ ai cũng mong muốn có được sự công nhận trong quá trình làm việc, bởi vậy, một môi trường làm việc lý tưởng sẽ gắn kết nhân sự với người lãnh đạo, với công ty, tăng sự hài lòng, đảm bảo hiệu suất làm việc và gắn bó lâu dài.
Khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên: Quản lý nhân sự tốt còn được thể hiện ở cách đánh giá và phân chia công việc phù hợp với khả năng của nhân sự, cùng với đó là những yêu cầu về mục tiêu rõ ràng, luôn đưa ra những phản hồi kịp thời có tính xây dựng. Những điều này là một phần không thể thiếu trong quá trình làm việc, giúp người lãnh đạo phát triển những kỹ năng vốn có của nhân viên, thu nạp thêm những kiến thức, kỹ năng mới một cách tự nhiên, không gây áp lực, đào tạo nên lớp nhân sự tiềm năng, mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Giải quyết mâu thuẫn và vấn đề nhân sự: Quản lý nhân sự còn bao gồm những kỹ năng, phương pháp riêng khi giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến vấn đề nhân sự. Một người lãnh đạo có khả năng xử lý xung đột tốt giúp môi trường làm việc luôn hòa đồng, dòng chảy công việc diễn ra trơn tru, tăng niềm tin và mức độ gắn kết của nhân sự với doanh nghiệp.
2. 7 bí kíp quản lý nhân sự hiệu quả
2.1 Có kế hoạch quy trình tuyển dụng khoa học
Tuyển dụng là bước đầu tiên để doanh nghiệp tiếp cận với nguồn nhân lực. Tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp hiểu và có kế hoạch tuyển dụng hiệu quả.
Để có kế hoạch quy trình tuyển dụng khoa học, doanh nghiệp cần làm theo những bước sau:
- Xác định chính xác mục tiêu tuyển dụng
- Lập bản mô tả công việc chi tiết (JD – Job describtion) để dễ dàng tiếp cận những ứng viên tiềm năng.
- Tìm hiểu các nền tảng và quảng bá một cách phù hợp. Một số kênh mà doanh nghiệp có thể tham khảo như: Facebook, Linkedin, các trang web việc làm như Vietnamwork, TopCV,…
- Có quy trình phỏng vấn hợp lý, ứng dụng các phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp để có thể tìm hiểu và tuyển được những ứng viên – nhân sự tương lai hiệu quả
2.2 Có kế hoạch đào tạo nhân sự
Đây là một bước cần thiết trong quá trình quản lý nhân sự khi chào đón nhân sự mới cũng như củng cố kiến thức, kỹ năng cho nhân sự đương nhiệm.
Tuy nhiên ở nhiều công ty, những buổi đào tạo nhân sự thường khô khan, nhàm chán và không mang lại hiệu quả, dẫn đến tốn kém về chi phí và thời gian làm việc. Để tìm ra một kế hoạch đào tạo đúng đắn, người lãnh đạo cần xác định những điều sau:
- Mục tiêu mong muốn đạt được sau thời gian đào tạo
- Nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp dựa trên đánh giá về kỹ năng, kiến thức và hành vi của nhân viên
- Lựa chọn phương pháp và công cụ bổ trợ để có kế hoạch đào tạo thích hợp: trực tuyến hay trực tiếp, tài liệu đào tạo từ đâu, nội dung là gì?
- Các tiêu chí đo lường để xác định hiệu quả đào tạo: sự tiến bộ của nhân viên, phản hồi về buổi đào tạo, kiểm tra kiến thức,…
2.3 Thường xuyên kiểm tra và đánh giá năng lực nhân sự
Quản lý nhân sự không thể thiếu công việc đánh giá năng lực. Việc đánh giá này giúp nhà quản trị nắm được tiến độ, hiệu suất công việc của nhân viên từ đó biết được nhân sự có phù hợp với doanh nghiệp hay không và đưa ra những phương án thích hợp.
Để đảm bảo quy trình đánh giá năng lực mang lại kết quả, nhà lãnh đạo cần thiết lập quy cách đánh giá minh bạch, khoa học, sử dụng những mô hình đánh giá như ASK, 360 độ,… Việc đánh giá khách quan, chính xác cũng giúp người quản lý có được lòng tin và sự tôn trọng của nhân viên.
2.4 Có những mức khen thưởng, đãi ngộ phù hợp
Khen thưởng và đãi ngộ tốt là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp giữ chân người lao động, tăng tinh thần làm việc và động lực phát triển bản thân. Người quản lý nhân sự cần có chính sách khen thưởng rõ ràng, mình bạch, thực tế.
- Hướng dẫn nhân viên hiểu rõ về những phúc lợi của mình tại nơi làm việc bao gồm: lương, các chế độ bảo hiểm, nghỉ phép,…
- Xác định chế độ đãi ngộ dựa trên: khối lượng công việc, trình độ chuyên môn, vị trí làm việc của nhân viên một cách khách quan. Chế độ này cũng cần được điều chỉnh định kỳ và công khai với nhân viên để phù hợp với môi trường, tình thế của doanh nghiệp
- Khen thưởng bằng tài chính như: tiền thưởng, chính sách tăng lương, cổ phiếu của công ty, quà tặng hiện vật; Khen thưởng bằng phần thưởng phi tài chính: lời nói, cơ hội thăng tiến
Dù khen thưởng bằng hình thức nào, người làm quản lý nhân sự, lãnh đạo cũng cần tạo cho cộng sự của mình cảm giác chân thành và sự tôn trọng, công nhận thành quả làm việc của họ.
2.5 Giúp nhân viên hiểu và gắn kết với mục tiêu của doanh nghiệp
Để quản lý nhân sự hiệu quả, việc giúp nhân viên hiểu rõ về hướng phát triển của doanh nghiệp, thuyết phục và tạo niềm tin, gắn kết nhân lực với mục tiêu đó là cách tốt nhất để mối quan hệ hợp tác hai bên diễn ra thuận lợi, mang lại những hiệu quả trong công việc.
Mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp cần luôn được truyền bá, đảm bảo mọi nhân sự đều nắm rõ và nhận thức tầm quan trọng, những gì mà bản thân phải làm đối với công việc.
Ngoài ra, những người quản lý cũng cần có thời gian lắng nghe tìm hiểu, nẵm được những mục tiêu cá nhân, mong muốn của nhân sự, có những định hướng phù hợp để kết nối với mục tiêu lớn của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp nhân sự cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa hơn, thêm động lực làm việc mỗi ngày.
2.6 Bày tỏ sự lắng nghe và tôn trọng đối với nhân viên
Lắng nghe và tôn trọng là hai yếu tố quan trọng nhất để tạo nên mối quan hệ lành mạnh giữa những người đồng nghiệp trong công ty. Khi cấp trên thể hiện sự lắng nghe, nhân viên sẽ tự tin bày tỏ quan điểm của mình, sáng tạo hơn trong công việc và đôi khi mang đến những kết quả tốt bất ngờ.
Để thể hiện mình là một người biết lắng nghe, khi nhân viên phát biểu ý kiến, đừng vội ngắt lời hay phê phán. Luôn thể hiện sự quan tâm và tạo môi trường thoải mái để họ nói lên ý kiến của mình.
Không thể hiện sự thiên vị với bất kỳ ai, một môi trường công bằng sẽ giúp nhân viên tin tưởng và bày tỏ quan điểm thoải mái hơn.
Luôn tạo điều kiện cho nhân viên phản hồi có tính xây dựng, từ đó có thêm những đánh giá đúng hơn về khả năng và hiệu suất làm việc của họ.
2.7 Tôn trọng cuộc sống riêng tư của nhân viên
Work life balance hay còn gọi là sự cân bằng cuộc sống và công việc đang ngày càng được người lao động coi trọng, đặc biệt là thế hệ Gen Z. Đừng nghĩ rằng chỉ chăm chăm làm việc ngày đêm mới đem lại thành công, một nhân viên có thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc sẽ bớt áp lực hơn, vui vẻ hơn và có thiện cảm hơn với doanh nghiệp cũng như những người đứng đầu. Từ đó, doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định với một bộ máy bền vững.
Tổng kết
Việc quản lý nhân sự yêu cầu sự linh hoạt, thích ứng với biến động xã hội. Nhà quản trị cần cái nhìn tổng quan về thị trường lao động, xu hướng phát triển của người lao động để đề ra những phương pháp quản lý phù hợp, hiện đại.
xCyber đang dần hoàn thiện sản phẩm để sẵn sàng cho ra mắt xCyber HRM – Phần mềm quản trị nguồn nhân lực với 13 phân hệ quản lý hiện đại chắc chắn sẽ trở thành cánh tay đắc lực của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm tính năng và bảng giá các sản phẩm phần mềm doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái xCyber ngay tại đây.