Mức phạt chậm nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT thông báo sai sót của hóa đơn điện tử là bao nhiêu?

Khi phát hiện sai sót trong hóa đơn điện tử và phải lập Mẫu 04/SS-HĐĐT để thông báo cho cơ quan thuế, nhiều doanh nghiệp băn khoăn liệu có bị phạt nếu nộp chậm mẫu này không? Và mức phạt cụ thể sẽ như thế nào? Đây là một câu hỏi rất thực tế, đặc biệt đối với những doanh nghiệp thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử.

Chậm nộp mẫu 04/SS-HĐĐT phải nhận mức phạt là bao nhiêu?

Tại Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được đính chính bởi khoản 2 Công văn 29/CP-KTTH năm 2021 có quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;

b) Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.

6. Các hành vi vi phạm về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đã được quy định tại Điều 23, 25 Nghị định này thì không áp dụng Điều này khi xử phạt vi phạm hành chính.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều này.

Như vậy, mức phạt đối với việc chậm nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT được quy định như sau:

– Cảnh cáo nếu nộp trễ từ 01 đến 05 ngày, kể từ ngày hết hạn và có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trễ từ 01 đến 10 ngày, trừ khi có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu trễ từ 11 đến 20 ngày.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu trễ từ 21 đến 90 ngày.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu trễ từ 91 ngày trở lên.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng cho tổ chức theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua có sai tên nhưng đúng mã số thuế và các nội dung khác có cần lập lại hóa đơn không?

Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hóa đơn có sai sót như sau:

Xử lý hóa đơn có sai sót

……

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

……

Vì vậy, nếu hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua chỉ sai tên nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác, thì không cần lập lại hóa đơn mới. Thay vào đó, bạn chỉ cần thông báo cho người mua về sai sót này và gửi thông báo tới cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT.

Tải mẫu số 04/ss-hđđt mới nhất 2024?

Tại Phụ lục 1A ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót như sau:

04/SS-HĐĐT

TẢI NGAY TẠI ĐÂY

Để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong các giao dịch, doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến việc lập và nộp các mẫu báo cáo liên quan đến hóa đơn điện tử, trong đó có Mẫu 04/SS-HĐĐT. Việc chậm trễ trong việc thực hiện các nghĩa vụ này có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý không mong muốn.

>> Xem thêm: Hệ sinh thái Dịch vụ số xCyber – Doanh nghiệp, hộ kinh doanh dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài liệu, quản trị nhân lực, giao dịch điện tử và dịch vụ công trực tuyến với Tổng Cục Thuế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Bình Ắc Quy Đồng Nai - Pinaco: Bảng Giá Khuyến Mãi Tốt Nhất 2024

—————-
📍 XCYBER – MỘT THƯƠNG HIỆU THUỘC CYBERLOTUS
☎️ Tổng đài CSKH: 1900 2038
📞 Hotline : 0938 262 038

Trả lời