Các loại hợp đồng lao động phổ biến hiện nay

các loại hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là một trong những loại hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất tại các doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật thì có mấy loại hợp đồng lao động?

Khái niệm hợp đồng lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 13, Bộ luật lao động 2019 hợp đồng lao động được định nghĩa như sau:

“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người lao động làm việc cho người sử dụng lao động được trả công, tiền lương.

Khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động cần đảm bảo nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động gồm:

  • Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
  • Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Có mấy loại hợp đồng lao động?

Mỗi loại hợp đồng lao động đều có những đặc điểm, quy định và điều kiện riêng. Vậy có bao nhiêu loại hợp đồng lao động? Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật lao động chính thức ban hành 2 loại hợp đồng lao động chính bao gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Có mấy loại hợp đồng lao động được quy định?
Bộ luật lao động chính thức ban hành 2 loại hợp đồng lao động chính.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn được hiểu là các bên thỏa thuận trong hợp đồng với thời gian không được xác định, không có thời điểm hợp đồng hết hiệu lực và không có bất kỳ ràng buộc nào về thời gian

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là loại hình hợp đồng các bên liên quan có gia hạn thời gian hợp đồng còn hiệu lực hay thời điểm chấm dứt kết thúc hợp đồng với điều kiện không quá 36 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.

Quy định về việc ký tiếp hợp đồng lao động với cùng 1 người sử dụng lao động

Mặc dù các bên được tự do ký kết hợp đồng lao động nhưng sẽ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về hợp đồng. Trường hợp người lao động ký tiếp hợp đồng lao động với cùng 1 người lao động sẽ phải tuân thủ quy định ký như sau:

Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
  • Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết (hợp đồng xác định thời hạn đã ký trước đó) trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Chỉ được ký thêm 01 lần hợp đồng mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn. Sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Hợp đồng lao động là căn cứ để xác định nhiều chế độ BHXH, chế độ đãi ngộ trong đơn vị và doanh nghiệp . Do đó, nắm rõ các loại hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật sẽ giúp người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết lựa chọn được loại hợp đồng phù hợp, bảo vệ lợi ích cho các bên tham gia.

Phân biệt hợp đồng lao động có thời hạn và không thời hạn

Dưới đây là một số so sánh giúp người lao động phân biệt được sự khác và giống nhau giữa hai loại hợp đồng này như sau:

Tiêu chí so sánh Hợp đồng lao động có thời hạn Hợp đồng lao đồng không thời hạn
Thời hạn Không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực Không xác định thời hạn
Tái ký hợp đồng Chỉ được ký tối đa 2 lần HĐLĐ có thời hạn

Sau đó nếu HĐLĐ hết thời hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn.

Không có quy định
Chấm dứt hợp đồng lao động HĐLĐ hết hạn sẽ làm chấm dứt quan hệ lao động Không có thời hạn kết thúc hợp đồng
Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng 1. Ngoại trừ một số trường hợp không phải báo trước, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước:

  • Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ từ 12 tháng đến 36 tháng
  • Ít nhất 03 ngày làm việc nếu HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng

2. Trường hợp một số ngành, nghề, công việc có tính chất riêng được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP báo trước như sau:

  • Ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ từ 12 tháng trở lên
  • Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của HĐLĐ dưới 12 tháng
Báo trước ít nhất 45 ngày
Các chế độ bảo hiểm được đóng 1. Trường hợp HĐLĐ dưới 1 tháng: Không phải tham gia bất kỳ loại bảo hiểm nào

2. Trường hợp HĐLĐ từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, phải tham gia:

  • BHXH bắt buộc
  • BHTNLĐ-BNN.

3. Trường hợp HĐLĐ từ đủ 03 tháng trở lên, phải tham gia:

  • BHXH bắt buộc
  • BHYT
  • BHTNLĐ-BNN

Đối với loại BHTN, theo quy định tại Luật Việc làm 2013 như sau:

  • Người lao động theo HĐLĐ mùa vụ hay công việc cố định trong khoảng thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng => phải tham gia BHTN (ĐÃ BỊ BÃI BỎ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019)

Đối với loại HĐLĐ có thời hạn với khoảng thời gian từ 12 tháng trở lên => tham gia BHTN

Bắt buộc tham gia các loại bảo hiểm sau:

  • BHXH
  • BHTNLĐ-BNN
  • BHYT
  • BHTN
Hợp đồng lao động xác định thời gian và không thời hạn có những điểm tương đồng như sau:

  • Người sử dụng lao động và người lao động đều có sự thoả thuận về vấn đề điều kiện làm việc, trả lương, thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
  • Thử việc tối đa 60 ngày đối với công việc có yêu cầu về trình độ cao đẳng trở lên, 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ từ trung cấp và chỉ được duy nhất 01 lần
  • Đối với trường hợp người lao động trong quá trình thử việc được hưởng lương 85% mức lương của công việc hoặc có thể thỏa thuận giữa 2 bên
  • Người lao động sẽ được bảo hộ lao động đảm bảo về mặt an toàn lao động, vệ sinh lao động
  • Người lao động được chi trả lương theo đúng thời hạn thỏa thuận và đúng mức lương quy định trước đó
  • Được hưởng chế độ ngày nghỉ, dịp lễ theo quy định của pháp luật và quy định của doanh nghiệp
  • Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật, người lao động được người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ bồi thường hợp đồng
  • Người lao động đều là những đối tượng bắt buộc phải tham gia các loại bảo hiểm như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về hợp đồng lao động và các loại hợp đồng lao động, mong rằng bài viết hữu ích với người lao động khi tìm hiểu kỹ về việc ký kết hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, xCyber tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng ký hợp đồng điện tử xCyber Contract  UY TÍN nhất Việt Nam, trở thành cánh tay phải đắc lực cho các doanh nghiệp. Quý khách hàng muốn trải nghiệm và tìm hiểu về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử xCyber Contract vui lòng tìm hiểu thêm tại đây.

 

Trả lời