Tháng 12 – tháng cuối cùng của năm, là thời điểm tất cả các doanh nghiệp đều tất bật tổng kết và chuẩn bị cho một năm mới. Đặc biệt, với các bộ phận kế toán và nhân sự, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để hoàn thành các nhiệm vụ cuối cùng và đảm bảo mọi hoạt động đều được vận hành trơn tru.
Thông báo tình hình biến động lao động tháng 11 (nếu có)
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động tại đơn vị theo Mẫu số 29 kèm theo Thông tư này. Thông báo được gửi đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, dựa trên số liệu biến động lao động trong tháng dương lịch trước thời điểm thông báo (nếu có).
Trường hợp số lượng lao động tại đơn vị giảm từ 50 người trở lên, người sử dụng lao động cần lập tức thông báo cho Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Ngoài ra, khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định: nếu ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thời hạn sẽ được kéo dài đến ngày làm việc kế tiếp.
Do đó, hạn cuối để thông báo tình hình biến động lao động tháng 11 là ngày 02/12.
Báo cáo tình hình thay đổi lao động năm
heo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP), doanh nghiệp phải định kỳ hằng năm gửi báo cáo về tình hình thay đổi lao động trước ngày 05 tháng 12. Báo cáo này được thực hiện qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP và gửi thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc chi nhánh.
Trong trường hợp không thể nộp báo cáo qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, doanh nghiệp có thể nộp bản giấy trực tiếp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thời thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Đối với lao động làm việc tại khu công nghiệp hoặc khu kinh tế, ngoài các cơ quan nêu trên, doanh nghiệp còn phải gửi báo cáo đến Ban quản lý khu công nghiệp hoặc khu kinh tế để phối hợp theo dõi.
Nếu thời hạn báo cáo trùng vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thời hạn sẽ được dời sang ngày làm việc kế tiếp.
Do đó, hạn cuối để nộp báo cáo về tình hình thay đổi lao động năm 2024 là ngày 04/12.
Báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài( trong TH có sử dụng người lao động nước ngoài)
Theo điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh áp dụng phương pháp khoán phải nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất vào ngày 15/12 của năm trước liền kề. Đối với trường hợp mới bắt đầu kinh doanh, hồ sơ này cần được nộp trong vòng 10 ngày kể từ ngày khởi sự kinh doanh.
Nếu hạn chót rơi vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thời hạn sẽ được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.
Do đó, hạn cuối để nộp hồ sơ khai thuế khoán năm 2025 là ngày 16/12, vì ngày 15/12 rơi vào Chủ nhật.
Báo cáo về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Theo Điều 15 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị đưa người lao động đi làm việc hoặc đào tạo nghề ở nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ.
Hằng năm, trước ngày 20/12, các đơn vị này cần lập báo cáo về hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài theo hợp đồng, sử dụng Mẫu đề cương báo cáo tại Phụ lục XIII của Thông tư.
Vì vậy, hạn cuối để nộp báo cáo năm nay là ngày 19/12.
Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động năm 2024
Khoản 2 Điều 31 Nghị định 145/2020/NĐ-CP sửa đổi tại khoản 2 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định hạn nộp báo cáo tình hình cho thuê lại lao động năm 2024 là ngày 19/12.
Nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN tháng 11
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thu nhập cá nhân (TNCN) theo tháng phải nộp tờ khai chậm nhất vào ngày 20 của tháng kế tiếp tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Do đó, thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT và TNCN cho tháng 11 là ngày 20/12. Trường hợp ngày cuối của thời hạn rơi vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thời hạn sẽ được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP.
Báo cáo hàng năm công tác kiểm định an toàn lao động
Theo khoản 3 Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải gửi báo cáo hằng năm trước ngày 31/12 về các nội dung sau:
– Báo cáo tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động đến Sở Y tế.
Do đó, hạn cuối để nộp các báo cáo trên trong năm nay là ngày 30/12.
Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí Công đoàn tháng 12
Hằng tháng, doanh nghiệp phải trích nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT), và kinh phí công đoàn từ quỹ lương của người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời, doanh nghiệp cũng trích từ tiền lương của từng lao động theo tỷ lệ quy định, chuyển cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng.
Nếu ngày cuối hạn rơi vào ngày nghỉ lễ hoặc ngày nghỉ hằng tuần, thời hạn sẽ được dời đến ngày làm việc kế tiếp.
Do đó, hạn chót trích nộp các khoản trên cho tháng 12 là ngày 31/12.
Căn cứ pháp lý:
– Điều 7, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 22, 37 của Quyết định 595/QĐ-BHXH.
– Khoản 5 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH.
Tháng 12 là giai đoạn bận rộn nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tổng kết lại một năm làm việc và chuẩn bị cho những kế hoạch mới. Việc hoàn thành tốt các công việc kế toán, nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp có một nền tảng vững chắc để bước sang năm mới.