Người sử dụng lao động cần lưu ý gì về việc thay đổi lãi chậm và trốn đóng BHXH từ ngày 1/7/2025?

đóng BHXH

Từ ngày 01/07/2025, quy định về BHXH sẽ cõ những sự thay đổi. Việc chậm và trốn đóng BHXH không chỉ tiềm ẩn rủi ro bị phạt hành chính mà còn có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Vậy, người sử dụng lao động cần làm gì để đảm bảo tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người lao động?

Người sử dụng lao động cần lưu ý gì về việc thay đổi lãi chậm và trốn đóng BHXH từ ngày 1/7/2025?

Kể từ ngày 01/07/2025, quy định về bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là liên quan đến việc xử lý các trường hợp chậm đóng và trốn đóng. Những doanh nghiệp và người sử dụng lao động cần nắm rõ những quy định mới này để tránh những rủi ro pháp lý và tài chính không đáng có.

Dựa trên Điều 40, 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, các biện pháp xử lý đối với hành vi chậm đóng và trốn đóng BHXH buộc, bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

Biện pháp đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp:

  • Yêu cầu đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp thêm khoản tiền lãi bằng 0,03%/ngày trên tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, tính theo số ngày chậm đóng.
  • Xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.
  • Không được xét duyệt trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.

Biện pháp đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp:

  • Yêu cầu đóng đầy đủ số tiền đã trốn đóng; nộp thêm khoản tiền lãi bằng 0,03%/ngày trên tổng số tiền trốn đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, tính theo số ngày trốn đóng.
  • Xử lý vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
  • Không được xét duyệt trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng.

Theo quy định hiện nay, tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp 30 ngày trở lên thì:

+ Ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật

+ Còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;

+ Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.

Như vậy, so với quy định hiện hành, từ ngày 1/7/2025, mức lãi suất chậm đóng và trốn đóng BHXH sẽ thay đổi như sau:

  • Bắt buộc phải đóng đủ số tiền đã chậm hoặc trốn đóng;
  • Nộp thêm khoản tiền bằng 0,03%/ngày dựa trên tổng số tiền và số ngày chậm hoặc trốn đóng vào quỹ BHXH và quỹ bảo hiểm thất nghiệp (thay vì nộp khoản lãi tương đương 2 lần mức lãi suất bình quân từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH của năm trước đó);
  • Áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định đã nêu.

Tham khảo Phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử xCyber Care của NewCA – tối ưu quy trình quản lý bảo hiểm xã hội cho nhân sự, cập nhật đầy đủ mọi quy định mới nhất 

Top 06 vấn đề thường gặp của Nhà Bán – Học viện Tiki

Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là như thế nào?

Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Việc không tuân thủ quy định về BHXH có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Dựa trên Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chậm đóng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Không đóng hoặc chưa đóng đầy đủ số tiền theo hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký, tính từ sau ngày đóng muộn nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, hoặc từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp muộn nhất theo quy định về bảo hiểm thất nghiệp, ngoại trừ các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

(2) Không đăng ký hoặc đăng ký không đủ số lượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc trong vòng 60 ngày kể từ ngày hết hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

(3) Không đăng ký hoặc đăng ký thiếu số lượng người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong vòng 60 ngày kể từ khi hết hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật;

(4) Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chính thức sổ bảo hiểm xã hội điện tử thay thế sổ bảo hiểm xã hội bản giấy từ 1/1/2026 như thế nào?

Trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là như thế nào?

Bảo hiểm thất nghiệp là một phần không thể thiếu trong hệ thống bảo hiểm xã hội. Việc hiểu rõ về bảo hiểm thất nghiệp và quy định liên quan sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Dựa trên Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp được xác định là việc người sử dụng lao động rơi vào một trong các trường hợp sau nhằm không đóng hoặc đóng BHXH không đầy đủ các khoản bảo hiểm này cho người lao động:

  1. Sau 60 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động không đăng ký hoặc không đăng ký đầy đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;
  2. Sau 60 ngày kể từ khi hết thời hạn bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật mà người sử dụng lao động không thực hiện đăng ký hoặc không đăng ký đầy đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
  3. Đăng ký mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp hơn mức quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
  4. Đăng ký mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
  5. Sau 60 ngày kể từ hạn chót nộp BHXH bắt buộc quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động không nộp hoặc nộp không đầy đủ số tiền đã đăng ký, dù đã được cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở theo Điều 35;
  6. Sau 60 ngày kể từ hạn chót nộp bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, người sử dụng lao động không nộp hoặc nộp không đầy đủ số tiền đã đăng ký, dù đã được cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở theo Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
  7. Các hành vi khác được xác định là trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

 Như vậy, với những thay đổi mới về chế tài xử lý hành vi chậm và trốn đóng BHXH, người sử dụng lao động cần đặc biệt lưu ý để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có. Việc tuân thủ đầy đủ các quy định về BHXH không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Chương trình Khuyến mãi lớn nhất quý IV,  mua mới phần mềm BHXH điện tử xCyber Care gói bất kỳ được tặng thêm 01 năm sử dụng MIỄN PHÍ. 

button-mua ngay - Ozeo.Vn | Quà Tặng Văn Phòng

—————-
📍 XCYBER – MỘT THƯƠNG HIỆU THUỘC CYBERLOTUS
☎️ Tổng đài CSKH: 1900 2038
📞 Hotline : 0938 262 038

#CyberLotus #xCyber

Trả lời