Trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, kế toán thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế mà còn đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong các báo cáo tài chính. Vậy, kế toán thuế là gì? Đối tượng của kế toán thuế bao gồm những gì? Và những tài khoản nào được sử dụng để ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến thuế? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của xCyber.
Thế nào là Kế toán thuế? Đối tượng của kế toán thuế là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2021/TT-BTC, công việc kế toán thuế của các cơ quan thuế các cấp bao gồm thu thập, ghi chép và phản ánh toàn bộ các khoản phát sinh liên quan đến tiền thuế. Điều này bao gồm các khoản thuế cần thu, đã thu, chưa thu, cũng như các khoản phải hoàn, đã hoàn, chưa hoàn, cùng các khoản miễn, giảm, khoanh nợ và xóa nợ trong quá trình quản lý thuế.
Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 111/2021/TT-BTC cũng nêu rõ đối tượng của kế toán thuế bao gồm:
– Các khoản thuế phải thu, đã thu và còn phải thu: Ghi nhận các khoản thuế từ người nộp thuế hoặc các tổ chức được ủy nhiệm thu mà cơ quan thuế phải thu, đã thu và còn lại chưa thu.
– Các khoản thuế phải hoàn, đã hoàn và còn phải hoàn: Ghi nhận các khoản thuế cơ quan thuế phải hoàn, đã hoàn và chưa hoàn cho người nộp thuế hoặc các tổ chức được ủy nhiệm hoàn thuế.
– Các khoản miễn, giảm, khoanh nợ và xóa nợ: Ghi nhận các khoản tiền thuế được miễn, giảm, khoanh nợ hoặc xóa nợ do cơ quan thuế thực hiện.
Sử dụng ngay phần mềm Kế toán xCyber Books – công cụ đắc lực cho Nhân sự Kế toán. Tích hợp đầy đủ mọi tác vụ kế toán
giúp tiết kiệm 80 phút mỗi ngày!
Tài khoản kế toán thuế được sử dụng để ghi chép và hạch toán những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 111/2021/TT-BTC, tài khoản kế toán thuế được sử dụng để ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến quản lý thuế, nhằm đảm bảo việc phản ánh và kiểm soát một cách liên tục, hệ thống về kết quả hoạt động quản lý thuế do các cơ quan thuế thực hiện.
Theo Điều 18 Thông tư 111/2021/TT-BTC, tài khoản kế toán thuế cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Nội dung của tài khoản phải tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Luật Quản lý thuế, cùng với cấu trúc tổ chức bộ máy kế toán thuế và hệ thống thông tin của các cơ quan thuế.
– Phải phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế và tài chính liên quan đến công tác quản lý thuế cũng như việc thanh toán với ngân sách nhà nước của các cơ quan thuế.
– Phải thuận tiện cho việc thu thập, xử lý, khai thác và cung cấp thông tin qua ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời bảo đảm khả năng tự động trao đổi và truyền nhận dữ liệu về quản lý thu ngân sách nhà nước giữa Phân hệ kế toán thuế và các hệ thống thông tin quản lý thu ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước.
>>> Có thể bạn quan tâm: 4 loại báo cáo tài chính 2024 và những thông tin cần biết?
Tài khoản kế toán thuế có bao nhiêu đoạn mã độc lập?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định về tài khoản kế toán thuế như sau:
Tài khoản kế toán thuế
…
2. Tài khoản kế toán thuế được quy định cố định về cấu trúc và thống nhất bao gồm 06 đoạn mã độc lập, mỗi đoạn mã chứa đựng các giá trị tương ứng phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu quản lý thuế và yêu cầu quản lý thu ngân sách nhà nước.
Tên của từng đoạn mã được quy định như sau: Mã cơ quan thu, Mã địa bàn hành chính, Mã chương, Mã tiểu mục, Mã dự phòng, Mã tài khoản kế toán. Số lượng ký tự của các đoạn Mã cơ quan thu, Mã địa bàn hành chính, Mã chương, Mã tiểu mục thống nhất theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
3. Các giá trị cụ thể của các đoạn mã trong tài khoản kế toán thuế được cấp một lần và duy nhất trong Phân hệ kế toán thuế (không cấp lại giá trị đã sử dụng trong quá khứ), trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mỗi giá trị được thiết lập duy nhất trong suốt thời gian vận hành Phân hệ kế toán thuế.
Giá trị cụ thể của mỗi đoạn mã được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Thông tư này.
4. Nguyên tắc xác định và hạch toán tài khoản kế toán thuế
a) Căn cứ vào phương pháp xác định các giá trị thông tin đầu vào của Phân hệ kế toán thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế tự động bổ sung thông tin các đoạn mã tương ứng với từng nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
b) Đối với từng đoạn mã được xác định, kế toán thực hiện hạch toán theo giá trị chi tiết nhất. Hệ thống sẽ tự động bổ sung thông tin cho các mã tổng hợp tương ứng. Số dư của tài khoản theo mã tổng hợp là tổng số dư của các tài khoản theo mã chi tiết.
Theo quy định, tài khoản kế toán thuế được xác định với cấu trúc cố định và đồng nhất, bao gồm 06 đoạn mã độc lập. Mỗi đoạn mã này chứa các giá trị tương ứng, phục vụ cho việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu của công tác quản lý thuế và quản lý thu ngân sách nhà nước.
Cần lưu ý rằng các giá trị cụ thể của từng đoạn mã trong tài khoản kế toán thuế chỉ được cấp một lần duy nhất trong Phân hệ kế toán thuế, không được cấp lại những giá trị đã sử dụng trước đó, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tóm lại, kế toán thuế là một hoạt động không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Việc thực hiện kế toán thuế một cách chính xác và đầy đủ không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin, yêu cầu về kế toán thuế ngày càng cao. Doanh nghiệp cần không ngừng cập nhật kiến thức và ứng dụng các phần mềm kế toán để đáp ứng những yêu cầu đó.
Ngoài ra, nhân sự Kế toán có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm hóa đơn như: Phần mềm Hóa đơn điện tử xCyber Bill hoặc Phần mềm Hóa đơn đầu vào xCyber Billstore của xCyber – 2 phần mềm Hóa đơn uy tín hàng đầu Việt Nam. Check ngay bảng giá để lựa chọn nhé!