Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 năm nay được nhiều người lao động mong chờ vì là đợt nghỉ lễ dài nhất trong năm 2024. Mẫu đơn xin nghỉ dịp lễ nhiều ngày hơn quy định sẽ được xCyber cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.
Cập nhật lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 30/4, ngày 01/5 của năm 2024
Năm 2024, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch rơi vào thứ năm ngày 18/4; dịp lễ Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 rơi vào thứ ba ngày 30/4 và thứ tư ngày 1/5.
Theo điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10 tháng 3 Âm lịch.
Năm 2024, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch rơi vào thứ năm ngày 18/4/2024. Đây là ngày làm việc trong tuần của người lao động nên lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 sẽ kéo dài 1 ngày là thứ năm ngày 18/4/2024 (tức ngày 10/3 Âm lịch).
Theo điểm c, d khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì dịp lễ Chiến thắng và ngày Quốc tế lao động, người lao được nghỉ 1 ngày 30/4 Dương lịch và 1 ngày 1/5 Dương lịch.
Năm 2024, ngày 30/4 và ngày 1/5 rơi vào thứ ba ngày 30/4/2024 và thứ tư ngày 1/5/2024. Đây cũng là các ngày làm việc trong tuần nên người lao động nghỉ đợt lễ này sẽ không được nghỉ bù.
Như vậy, lịch nghỉ dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày từ thứ ba ngày 30/4/2024 đến hết thứ tư ngày 1/5/2024.
Mẫu đơn xin nghỉ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 nhiều ngày hơn quy định và hướng dẫn sử dụng
[1] Số ngày mà người lao động muốn nghỉ thêm.
[2] Điền tên của Công ty.
[3] Điền tên của Công ty.
[4] Họ và tên của người lao động xin nghỉ.
[5] Điền thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[6] Điền tên của Công ty.
[7] Số ngày mà người lao động muốn nghỉ thêm.
[8] Người lao động cần ghi rõ lý do xin nghỉ thêm để Công ty biết và xem xét duyệt đơn (Ví dụ: Tôi muốn có kỳ nghỉ dài liên tục để về thăm gia đình, v.v).
[9] Đối với trường hợp Công ty quy định số ngày nghỉ hằng nằm (nghỉ phép năm) một cách cố định thì người lao động cần thỏa thuận lại với người sử dụng lao động để thay đổi thời gian nghỉ hằng năm. Trường hợp công ty không đồng ý điều chỉnh ngày nghỉ phép năm thì người lao động có thể đề nghị công ty nghỉ không hưởng lương theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 trong những ngày nghỉ thêm.
[10] Họ và tên của người nhận bàn giao công việc. Lưu ý, trường hợp vì đặc thù công việc nên không thể bàn giao cho người khác thì ghi rõ “Vì tính chất đặc thù của công việc nên không bàn giao”.
[11] Điền thông tin vị trí làm việc hiện tại của người nhận bàn giao công việc (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[12] Điền tên của Công ty.
[13] Ghi cụ thể người có thẩm quyền duyệt đơn xin nghỉ phép năm theo đúng quy định của Công ty.
Không cho nhân viên nghỉ Giỗ Tổ và 30/4 – 1/5, công ty có bị phạt?
Nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Chiến thắng và ngày Quốc tế lao động là quyền của người lao động được Bộ luật Lao động ghi nhận. Vì vậy, nếu không cho người lao động nghỉ theo quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm.
Bởi trường hợp huy động người lao động đi làm vào các ngày lễ trên được coi là làm thêm giờ. Trong đó, khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định, doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm khi có sự đồng ý của người lao động.
Trường hợp cố tình ép nhân viên đi làm ngày lễ, người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, nếu ép nhân viên đi làm ngày lễ, người sử dụng lao động có thể bị phạt cao nhất lên đến 25 triệu đồng.
Trường hợp doanh nghiệp đề xuất đi làm ngày lễ mà người lao động đồng ý thì mới không bị coi là vi phạm.
Lúc này, ngoài tiền lương ngày lễ, doanh nghiệp còn phải trả thêm lương làm thêm giờ cho người đó với mức ít nhất bằng 300% lương nếu làm việc vào ban ngày hoặc ít nhất 390% lương khi làm việc vào ban đêm (theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019).
Lời kết
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được những thắc mắc của người lao động về vấn đề nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giúp người lao động yên tâm dành kỳ nghỉ dài bên gia đình. Để cập nhật thêm những thông tin khác dành cho doanh nghiệp và người lao động, các bạn hãy tiếp tục theo dõi tin tức trên website của chúng tôi nhé.