Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định những nội dung mới quan trọng về hóa đơn điện tử như: Lộ trình triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, ký hiệu mẫu hóa đơn điện tử, xử lý hóa đơn điện tử sai sót,… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn những nội dung và điểm mới đáng lưu ý về hóa đơn điện tử trong bài viết tổng hợp dưới đây.
Giải thích mẫu số, ký hiệu hóa đơn điện tử
Theo Khoản 1, Điều 4, Thông tư 78/2021/TT-BTC:
Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử
Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6:
– Số 1 phản ánh hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.
– Số 2 phản ánh hóa đơn điện tử bán hàng.
– Số 3 phản ánh hóa đơn điện tử bán tài sản công.
– Số 4 phản ánh hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia.
– Số 5 phản ánh tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử.
– Số 6: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.
Ký hiệu hóa đơn điện tử
Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số, phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng:
– Ký tự đầu tiên (C hoặc K): C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã.
– Hai ký tự tiếp theo (2 chữ số Ả rập): Thể hiện năm lập hóa đơn điện tử.
– Một ký tự tiếp theo (1 chữ cái): T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng.
– Hai ký tự cuối cùng (chữ viết): Do người bán tự xác định theo nhu cầu quản lý.
Dữ liệu hóa đơn điện tử chuyển về cơ quan Thuế
Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế:
– Quản lý tên và mật khẩu của tài khoản đã được cơ quan thuế cấp;
– Tạo lập hóa đơn điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để gửi đến người mua, cơ quan thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử đã lập.
– Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cịc Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử)
Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
Đây là quy định được hướng dẫn cụ thể tại Điều 3, Thông tư 78/2021/TT-BTC. Theo đó, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sẽ được ủy nhiệm cho bên thứ 3 (bên có quan hệ liên kết với người bán, đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử và không thuộc các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.
Nội dung hóa đơn ủy nhiệm
Hóa đơn ủy nhiệm phải thể hiện các nội dung sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của bên ủy nhiệm, tên, địa chỉ và mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm phải đúng với thực tế phát sinh.
Thủ tục ủy nhiệm
Việc ủy nhiệm hóa đơn điện tử phải được lập bằng hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, thể hiện đầy đủ các nội dung:
– Thông tin về bên nhận ủy nhiệm và bên ủy nhiệm: Tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư số.
– Thông tin về hóa đơn điện tử ủy nhiệm: Loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
– Mục đích ủy nhiệm.
– Thời hạn ủy nhiệm.
– Phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm.
Phải hủy hóa đơn đã đăng ký trước đây theo Thông tư 32
Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây, tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng (nếu có). Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
Doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức hóa đơn điện tử nào (có mã hay không có mã)
Việc doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế hay không có mã cơ quan thuế sẽ do cơ quan thuế trên địa bàn quản lý quyết định và thông báo bằng văn bản gửi đến từng doanh nghiệp theo đúng đối tượng tại Điều 91 luật Quản lý thuế 2019.
Thời gian thực hiện chuyển đổi: 01/4/2022
Thời gian thực hiện triển khai áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/4/2022 theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 24/2/2022.
Giải đáp thắc mắc về Thông tư 78, Nghị định 123
Làm sao để biết doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã hay không có mã cơ quan thuế?
Trả lời:
Đối tượng sử dụng HĐĐT có mã bao gồm 5 đối tượng và HĐĐT không có mã của cơ quan thuế bao gồm 3 nhóm.
DN tôi đang dùng hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử theo thông tư cũ. Vậy khi áp dụng theo Thông tư 78 thì DN có được dùng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy không?
Trả lời:
DN vẫn được sử dụng hóa đơn cũ bình thường cho đến khi chuyển sang HĐĐT Thông tư 78 và có thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi đó DN phải:
- Đối với hóa đơn điện tử:
- Ngừng việc phát hành hóa đơn điện tử theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP.
- Thực hiện thông báo hủy hóa đơn theo mẫu TB03/AC ban hành kèm theo thông tư số 39/2014/TT-BTC (Nếu cơ quan thuế quản lý yêu cầu).
- Với hóa đơn giấy:
- Thực hiện tiêu hủy hóa đơn theo mẫu 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại điều 27. Tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế – Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Một công ty có thể sử dụng đồng thời nhiều mẫu hóa đơn GTGT không?
Trả lời:
Theo nghị định 123, cơ quan thuế không quản lý chi tiết mẫu hóa đơn, chứng từ, số lượng hóa đơn sử dụng theo từng đợt thông báo phát hành mà quản lý thông qua việc truyền nhận dữ liệu định dạng xml (Quyết định 1450/QĐ-TCT) mà không phải nộp Mẫu hóa đơn khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan Thuế. Cũng tương tự như quy định về ký hiệu HĐĐT thì hai ký tự cuối cùng: Người bán tự xác định tùy thuộc nhu cầu quản lý.
=> Đơn vị được phép sử dụng nhiều mẫu hóa đơn tùy vào nhu cầu quản lý. Ví dụ: Mẫu 1K22TBB và 1K22TAA,…
Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có cần đăng ký sử dụng bao nhiêu hóa đơn không?
Trả lời:
Tại Khoản 3, điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định cách đánh số hóa đơn như sau:
- Ghi số hóa đơn gồm 8 chữ số.
- Không phải thông báo phát hành số lượng hóa đơn Từ số… Đến số… Thay vào đó là đánh bắt đầu từ số 1 vào ngày 1/1 (hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn) theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn và kết thúc vào ngày 31/12 tối đa đến số 99 999 999. Sang năm tiếp theo lại đánh quay vòng từ số 1.
Theo thông tư 78 thì có bắt buộc phải xuất hóa đơn GTGT khi xuất khẩu không?
Trả lời:
Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hoạt động Xuất khẩu (kể cả gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sử dụng hóa đơn GTGT điện tử.
(Theo Điểm C, Khoản 3, Điều 13 NĐ 123)
xCyber Bill – Giải pháp hóa đơn điện tử trên nền tảng đám mây
Hóa đơn điện tử xCyber Bill là giải pháp hoá đơn điện tử toàn diện, được Tổng Cục thuế chứng nhận và khuyến khích sử dụng với nhiều đặc điểm ưu việt:
An toàn và bảo mật
- Tùy chọn ký số bằng HSM
- Mã hóa dữ liệu quan trọng
- Xác thực đa nhân tố
- Phân lập cơ sở dữ liệu
- Kiểm soát lỗi, chống tấn công
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu
Toàn diện và thông minh
- Đầy đủ các nghiệp vụ về hóa đơn điện tử
- Các chức năng quản lý thông minh
- Báo cáo và thống kê chi tiết
Triển khai nhanh và linh hoạt
- Đăng ký, kích hoạt dịch vụ chỉ trong 3 bước
- Nhiều gói dịch vụ linh hoạt
- Thư viện mẫu hóa đơn đa dạng
- Dễ dàng thay đổi và nâng cấp gói dịch vụ
Công nghệ vượt trội
- Kiến trúc điện toán đám mây
- Tính toán hiệu năng cao, khả năng phát hành hàng triệu Hóa đơn/giờ
- Giám sát và quản trị thời gian thực
- Giao diện web responsive dễ sử dụng