Muốn nắm vững quy trình điều chỉnh hóa đơn điện tử năm 2024? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để đảm bảo hóa đơn luôn chính xác và hợp lệ.
Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh năm 2024?
Đầu tiên, căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định xử lý hóa đơn có sai sót:
Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót
…
- Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
…
- b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng…năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
…
Tiếp theo, Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về hóa đơn, chứng từ:
Điều 7. Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp
- Đối với hóa đơn điện tử:
…
- e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
Dựa trên các quy định trên, nếu người bán chọn cách xử lý hóa đơn đã lập có sai sót theo điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh, thì người bán cần điều chỉnh toàn bộ thông tin của dòng hàng hóa. Các thông tin cần điều chỉnh bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế. Việc điều chỉnh có thể là tăng (ghi dấu dương) hoặc giảm (ghi dấu âm) phù hợp với thực tế điều chỉnh theo quy định.
>>Tìm hiểu ngay xCyber Bill – phần mềm Hóa đơn điện tử uy tín hiện nay
Trình tự cụ thể xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh như thế nào?
Việc xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh theo Thông tư 78/2021/NĐ-CP và hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn 1647/TCT-CS năm 2023 thực hiện như sau:
Bước 1: Ghi rõ lý do điều chỉnh tăng (dấu dương) hoặc điều chỉnh giảm (dấu âm) theo thực tế và điền đầy đủ thông tin trên hóa đơn điều chỉnh.
Thực hiện điều chỉnh toàn bộ thông tin của dòng hàng hóa, bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, và thành tiền chưa thuế.
Bước 2: Ký số và gửi hóa đơn cho người mua
Xuất hóa đơn, ký số và gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cấp mã cho hóa đơn điện tử mới rồi gửi cho người mua (đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Lưu ý:
Nếu điều chỉnh cho các hóa đơn cũ đã lập theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì không lập hóa đơn điều chỉnh mà phải lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ (theo khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/NĐ-CP).
>>> Có thể bạn quan tâm: Nắm rõ hệ số K trong quản lý rủi ro hóa đơn điện tử
Quy định về nguyên tắc xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh năm 2024 như thế nào?
Dựa trên Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
Hóa đơn điều chỉnh cần phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bao gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
- Số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua;
- Thời điểm lập hóa đơn, được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch;
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử;
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định;
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có);
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in;
- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
Trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, phải tuân theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế.
Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, còn phải bao gồm thêm tên liên hóa đơn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Lưu ý: Một số trường hợp hóa đơn điện tử không cần có đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, phải tuân theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
– Hóa đơn điện tử phải được định dạng bằng ngôn ngữ XML.
– Định dạng hóa đơn điện tử bao gồm hai thành phần: dữ liệu nghiệp vụ của hóa đơn điện tử và dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, còn có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
– Các tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trực tiếp phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Kết nối với Tổng cục Thuế qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm một kênh truyền chính và một kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền phải có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
+ Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa để kết nối.
+ Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
– Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ và chính xác các nội dung của hóa đơn, đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Việc nắm vững quy trình điều chỉnh hóa đơn điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật mà còn góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, tạo dựng niềm tin với khách hàng và cơ quan thuế. Hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích về xuất hóa đơn điện tử để áp dụng trong thực tiễn.
Tham khảo ngay dịch vụ hóa đơn điện tử của xCyber mang tới giải pháp quản lý hóa đơn cho nhiều ngành hàng và lĩnh vực khác nhau. Tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây:
—————-
📍 XCYBER – MỘT THƯƠNG HIỆU THUỘC CYBERLOTUS
☎️ Tổng đài CSKH: 1900 2038
📞 Hotline : 0938 262 038
#CyberLotus #nentangsotincay #xCyber #xCyberBill