Tra cứu hóa đơn đầu vào như thế nào? Xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào thuộc hành vi vi phạm nào?

Hóa đơn đầu vào

Việc tra cứu hóa đơn đầu vào và xuất hóa đơn đầu ra đúng cách rất quan trọng trong quản lý thuế. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn đầu vào và làm rõ những vi phạm pháp lý khi xuất hóa đơn đầu ra mà chưa có hóa đơn đầu vào

Cách tra cứu hóa đơn đầu vào?

Để tra cứu hóa đơn đầu vào, chúng ta có thể thực hiện các bước sau đây: 

Bước 1: Truy cập website https://hoadondientu.gdt.gov.vn

Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống tra cứu hóa đơn điện tử bằng mã số thuế công ty và mật khẩu đã được cung cấp.

Bước 3: Chọn ngay mục [Tra cứu] => [Tra cứu hóa đơn]

Bước 4:  Bạn chọn mục [Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào]

Bước 5: Nhập dữ liệu vào ô [Ngày lập hóa đơn] cho khoảng thời gian cần tra cứu (lưu ý thời gian tra cứu tối đa là 31 ngày; nếu muốn tra cứu nhiều tháng, cần thực hiện tra cứu từng lần).

Bước 6: Chọn [Kết quả kiểm tra] và kiểm tra 2 mục: [Đã cấp mã hóa đơn] và [Tổng cục thuế đã nhận không mã] để tra cứu cả hóa đơn có mã và không có mã từ cơ quan thuế => Nhấn [Tìm kiếm].

Bước 7: Hệ thống sẽ hiển thị danh sách các hóa đơn đầu vào có mã và không có mã của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đã chọn.

Xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào thuộc hành vi vi phạm nào?

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan, các cơ sở kinh doanh không được phép xuất hóa đơn đầu ra nếu chưa có hóa đơn đầu vào. Hành vi này vi phạm quy định về thời điểm xuất hóa đơn.

Cụ thể, bên bán phải lập hóa đơn khi chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua, bất kể việc đã nhận tiền hay chưa.

Do đó, việc bên bán không cung cấp hóa đơn cho bên mua là hành vi vi phạm quy định về thời điểm lập hóa đơn theo Điều 9 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm Hóa đơn đầu vào của xCyber – xCyberBillstore

Vi phạm quy định về thời điểm lập hóa đơn sẽ bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, đã được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 của Nghị định 102/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị xử lý khi vi phạm quy định về thời điểm xuất hóa đơn như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;

c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;

b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;

c) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;

d) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này;

đ) Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;

e) Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;

g) Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

h) Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm, doanh nghiệp có những hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:

STT

Hành vi Mức phạt

1

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ

Cảnh cáo

2

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế

Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng

3

Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên)

Phạt tiền từ 04 – 08 triệu đồng

4 Không lập hóa đơn

Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng

Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.

Hy vọng bài viết trên sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn. 

Phần mềm Hóa đơn đầu vào xCyber Billstore tặng bạn VOUCHER GIẢM 35% khi mua sản phẩm. Click ngay để không bỏ lỡ ưu đãi cực hời này


Sự kiện tri ân Kiss The Stars dành riêng cho người dân Phú Quốc – Sun World  Hon Thom Nature Park

—————-

📍 XCYBER – MỘT THƯƠNG HIỆU THUỘC CYBERLOTUS

🌐 https://xcyber.vn

📧 info@cyberlotus.com

☎️ Tổng đài CSKH: 1900 2038

📞 Hotline : 0938 262 038

#CyberLotus #nentangsotincay #xCyberBillstore #Hoadondauvao

Trả lời