Lương cơ sở năm 2023 sẽ chạm mốc 1,8 triệu đồng/tháng vào ngày 1/72023. Đây là tin vui cho tất cả người lao động trước những biến động tăng không ngừng của giá cả thị trường.
Năm 2023 sẽ có 2 mức lương cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định 5692/QĐ-TLĐ ngày 08/12/2022 (thay thế Quyết định 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021) Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp.
Theo đó, quy định hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở cao nhất là 1,00 (áp dụng với chủ tịch công đoàn).
Mức lương làm cơ sở tính hưởng phụ cấp quy định như sau:
– Công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước, mức phụ cấp hằng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).
Trong đó, mức lương cơ sở năm 2023 dự kiến như sau:
+ Từ ngày 01/01 – 30/6/2023: 1.490.000 đồng/tháng (căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP);
+ Từ ngày 01/7/2023: 1.800.000 đồng/tháng (căn cứ Nghị quyết 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022).
– Công đoàn cơ sở doanh nghiệp và công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước, mức phụ cấp hằng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước).
Trong đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2023 áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cụ thể: vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng).
Lương cơ sở năm 2023 tăng ảnh hưởng lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội
Lương cơ sở là căn cứ quan trọng để tính lương của cán bộ công chức, viên chức nhà nước bộ phận lực lượng vũ trang và các khoản trợ cấp xã hội. Lương cơ sở tăng kéo theo lợi ích của người lao động tăng.
Lương cơ sở 2023 tăng ảnh hưởng trực tiếp đến lương của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
Người lao động được nhận lương theo một trong hai chế độ là chế độ tiền lương là chế độ do Nhà nước quy định hoặc chế độ trả lương do doanh nghiệp quy định. Chế độ lương do Nhà nước quy định sẽ được tính dựa trên mức lương cơ sở. Do đó người lao động được trả lương theo hình thức này khi lương cơ sở thay đổi thì mức lương cũng thay đổi.
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là những đối tượng thuộc chế độ lương do Nhà nước quy định. Mặt khác, theo quy định tại Điều 3, Nghị định 38/NĐ-CP thì mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương: được áp dụng theo các bảng phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ và áp dụng với từng đối tượng cụ thể khác nhau.
- Mức lương cơ sở: được Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, khi thực hiện tăng mức lương cơ sở các yếu tố khác không đổi thì mức lương được hưởng của cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang sẽ cao hơn.
Đối với người lao động được trả lương theo chế độ doanh nghiệp quy định, mức lương cơ sở tăng sẽ không đến mức lương được nhận. Tuy nhiên, lương cơ sở tăng sẽ có nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng.
Nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng do tăng mức lương cơ sở tăng
Mức lương cơ sở là căn cứ để tính nhiều khoản trợ cấp xã hội. Căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội các khoản trợ cấp sau sẽ tăng khi lương cơ sở tăng.
– Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau: trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
– Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi: được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con hoặc nhận con nuôi cho mỗi con
– Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
– Trợ cấp 1 lần và trợ cấp hàng tháng khi bị TNLĐ-BNN: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
– Trợ cấp hàng tháng khi bị TNLĐ-BNN: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
– Trợ cấp phục vụ cho người bị TNLĐ-BNN: trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
– Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật: Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung
– Trợ cấp 1 lần khi chết do TNLĐ-BNN: Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết
– Trợ cấp mai táng: Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết
Có thể thấy rất nhiều các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng khi lương cơ sở tăng. Điều này góp phần đảm bảo lợi ích cho người lao động giúp họ có nguồn trợ cấp tốt hơn khi gặp khó khăn.
Sau nhiều nỗ lực ổn định nền kinh tế, lương cơ sở năm 2023 chạm mốc 1,8 triệu đồng/tháng là niềm vui lớn đối với nhiều lao động đặc biệt là đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Người lao động, các đơn vị, doanh nghiệp lưu ý thời điểm tăng lương cơ sở cùng các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng theo để chủ động trong công việc, đảm bảo lợi ích cho mình.
Lời kết
Trên đây là những tổng hợp và chia sẻ từ CyberCare về chính sách tăng lương cơ sở năm 2023 và những ảnh hưởng của nó. Mong rằng có thể mang lại cho quý độc giả những thông tin hữu ích nhất.